Lịch sử tặng thưởng Bà mẹ Anh hùng

Tem Liên Xô năm 1945

Danh hiệu danh dự "Bà mẹ Anh hùng" được lập ngày 8/7/1944 theo Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô.[1] Quy chế của nó, bao gồm nhiều lần tăng lương hưu nhà nước hiện có cho những gia đình hoặc bà mẹ đơn thân, đã được sửa đổi 15 lần từ khi thành lập ban đầu cho đến lần sửa đổi cuối cùng có trong Nghị quyết số 20 của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 7 tháng 5 năm 1986.

Danh hiệu "Bà mẹ Anh hùng" là mức độ cao nhất ở Liên Xô, được thiết lập cho những phụ nữ có công trong việc sinh ra và nuôi dạy trẻ em. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, một tặng thưởng đặc biệt được giới thiệu dành cho các bà mẹ: Huân chương Bà mẹ Anh hùng. Đáng chú ý là danh hiệu này được thiết lập trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Hầu hết những người đàn ông hy sinh tại các mặt trận là thanh niên và trung niên. Dân số Liên Xô sụt giảm đáng kể. Việc tạo ra danh hiệu "Bà mẹ Anh hùng" và huân chương cùng tên đã nhấn mạnh đất nước cần những người trẻ tuổi khẩn thiết như thế nào vào thời điểm đó, trong một thế hệ mới xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Tác giả của dự án tặng thưởng là nghệ sĩ Iosif Abramovich Ganf.

Việc phong tặng danh hiệu danh dự đầu tiên "Bà mẹ Anh hùng" được thực hiện theo Nghị định Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 27 tháng 10 năm 1944. Trong số mười bốn phụ nữ được phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Anh hùng", Huân chương "Bà mẹ Anh hùng" số 1 và Bằng khen Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô số 1, đã được trao cho Anna Savelyevna Aleksakhina, một cư dân của làng Mamontovka, Tỉnh Moskva, bà đã nuôi dạy 12 đứa trẻ. Trong chiến tranh, 8 người con trai của bà đã ra mặt trận, 4 người trong số họ đã hy sinh. Tặng thưởng được trao cho bà tại Điện Kremlin vào ngày 1 tháng 11 năm 1944.

Lần cuối cùng trong lịch sử Liên Xô, việc phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Anh hùng" diễn ra theo Nghị định Tổng thống Liên Xô ngày 14 tháng 11 năm 1991.